Hướng dẫn tính giá offset – P4

  1. Hướng dẫn tính giá in offset phần 1 – link : https://rao365.net/huong-dan-tinh-gia-offset-p1/
  2. Hướng dẫn tính giá in offset phần 2 – link : https://rao365.net/huong-dan-tinh-gia-offset-p2/
  3. Hướng dẫn tính giá in offset phần 3 – link : https://rao365.net/huong-dan-tinh-gia-offset-p3/
  4. Hướng dẫn tính giá in offset phần 4 – link : https://rao365.net/huong-dan-tinh-gia-offset-p4/

Bộ bài viết của MrThang, bàn về tính giá in offset bằng Excel – bộ này khá hoàn chỉnh, có thể dự vào đó để phát triển lên làm phầm mềm tính giá offset, quản lý đầu vào, quản lý giấy in, quản lý nhà in, quảng lý quy trình, giá vốn của in offset .

Link : https://rao365.net/category/tinh-gia-in-offset/

Các kiểu in ấn trong in offset 

Xem thêm:

- Font Chữ Việt Hóa .

- Công Cụ tính giá in offset .

- Hướng dẫn tính giá in offset .

- Công cụ tạo QrCode , Công Cụ chuyển đổi Font chữ ... 

- Kho Vector : Name Card, Bộ số âm dương, Mẫu giấy khen, Stiker, Bao lì xì ... 

 

Link : https://ban365.net/file-chia-se-cua-tui-giay-ips-the-cao-ips/

Chào các bạn, hôm nay chúng ta cùng bàn về cách in trong in offset. Trong in offset sẽ có 4 cách in khác nhau : in một mặt, in tự trở, in trở nhíp và in AB . Nhưng trước khi vào phần chính, mình sẽ nói về một số quy tắc (theo cá nhân mình) trước để bạn nắm rỏ .

Tờ giấy luôn nằm ngang

Đây là điều bắt buộc (theo mình), vì khi in offset, tờ giấy cũng sẽ được nằm ngang, kẽm cũng sẽ được ghi nằm ngang. Vì vậy, mình mong muốn các bạn cũng nên nhớ rỏ quy tắc này .

Vd: Tờ giấy 65 x 43 cm, thì chiều cao sẽ là 43cm , chiều ngang sẽ là 65cm .

Tờ giấy luôn nằm ngang

Tờ giấy luôn nằm ngang

 

Trừ nhíp trong cách in offset

Trong in offset, nhíp đóng một vai trò quan trọng, vì một tờ giá giấy không thể tự động được nạp vào máy in, phải có 1 cái gì đó gắp nó vào, phần đó tính là Nhíp, Nhíp sẽ gấp tờ giấy vào máy in, thì phần đó sẽ không thể in được, nên khi dàn file, bạn phải trừ nó ra. Nhíp sẽ thường được quy định là 1cm .

Nhíp còn có một vai trò quan trọng nữa, đó chính là đánh dấu 1 điểm chính xác của bài in. Vì nếu bạn cắt 100,000 tờ giấy nhất là những giấy dầy, cắt nhiều lần, bạn sẽ không thể đảm bảo rằng 100% các tờ giấy sẽ bằng nhau, vì vậy, một bài in offset sẽ cần ít nhất 2 vị trí chính xác, để có thể đảm bảo rằng giấy bị lệch, nhưng người thợ vẫn có làm ra sản phẩm chính xác. Một trong 2 yếu tố đó chính là mặt nhíp .

Trong 4 cách in thì chỉ có duy nhất in trở nhíp là bị trừ 2 lần 1cm = 2cm .

Trừ nhíp trong cách in offset

Trừ nhíp trong cách in offset

 

Và đây là hình ảnh mà khi in trở nhíp bị trừ 2 đầu nhíp .

Trừ nhíp trong cách in offset

Trừ nhíp trong cách in offset

 

Ăn gian nhíp

Nhíp thật ra là phần giấy sẽ bị tay nhíp gắp tờ giấy đưa vào máy in offset, vì vậy khi gắp, tùy nặng nhẹ của tay nhíp mà sẽ hằng xâu lên tờ giấy hay không (xem hình)

Ăn gian nhíp (Hình 4)

Ăn gian nhíp (Hình 4)

Tuy bị hằng dấu nhíp trên tờ giấy, nhưng phần đó cũng có thể làm tay dán : tay dán bao thư, tay dán hộp …. và đôi khi, chỉ cần thay đổi một tí này, sẽ giúp bạn có giá cạnh tranh hơn những đơn vị in ấn khác . Bạn xem hình để có thể hình dung một cách dễ dàng hơn .

Ăn gian nhíp (Hình 5)

Ăn gian nhíp (Hình 5)

 

Như hình trên, và bài viết Hướng dẫn tính giá offset – P3 mình cũng đã giới thiệu, muốn in được bài in này, bạn cần vùng in tối thiểu (xem: Hướng dẫn tính giá offset – P1 ) là 54.5 x 39.5 cm + 1cm nhíp nữa bạn sẽ cần tờ giấy 54.5 x 40.5cm . Nhưng theo bài viết Hướng dẫn tính giá offset – P3 thì bạn sẽ phải cắt giấy sẽ bị thiếu giấy . Giải pháp ở đây là mình sẽ ăn gian phần nhíp vào tay dán ở đáy bao thư. Như vậy bạn vừa tiếc kiệm rất nhiều giấy. Như hình dưới, tờ giấy sẽ được sử dụng tối ưu, phần in cũng được hiển thị đầy đủ .

Ăn gian nhíp (Hình 6)

Ăn gian nhíp (Hình 6)

 

In một mặt trong in offset

Cái tên cũng đã nói rất rỏ đây là một bài in offset một mặt, cách in này, thường được sử dụng trong in nhãn, in decal, hộp mềm, hộp cứng, in bao thư … vì là in 1 mặt, nên cứ bỏ nhiều nhất các phần in trên tờ giấy mà bạn muốn là được .

Số lượt in của bài in một mặt, sẽ bằng đúng với số tờ cần in .

Vd: Tôi cần in Tôi muốn in 5,000 tờ giấy 65 x 43cm , cộng với bù hao (Xem: Hướng dẫn tính giá offset – P2 ) của bài này là 100 tờ . Bạn sẽ có tổng là 5,100 tờ . Vậy tổng số lượt in là 5,100 tờ .

 

In Tự trở trong in offset là gì?

In tự trở, là một cách in 2 mặt mà chỉ cần tốn một bộ kẽm duy nhất, dùng cho các bài in có số lượng ít, khổ nhỏ, thường được in các sản phẩm như : in tờ rơi, in tiêu đề, in bìa catalogue, in name card …. như hình dưới, đã thể hiện rất rõ cách dàn file cơ bản rồi .

In Tự trở trong in offset (Hình 7)

In Tự trở trong in offset (Hình 7)

Còn số lượng in của một bài in tự trở là bao nhiêu? In tự trở là in 2 mặt, nên đương nhiên số tờ cần in x 2 sẽ là số lược in mà bạn sẽ tính với nhà in .

Vd: Tôi muốn in 5,000 tờ giấy 65 x 43cm , cộng với bù hao (Xem: Hướng dẫn tính giá offset – P2 ) của bài này là 100 tờ . Bạn sẽ có tổng là 5,100 tờ . Với in tự trở, bạn sẽ có tổng lược in là : 5,100 x 2 = 10,200 lược in .

 

In trở nhíp trong in offset là gì?

Cũng giống như in tư trở, nhưng có 2 điểm khác gồm : Số lượng nhíp là gấp đôi, và trục đối xứng sẽ nằm ngang, chứ không nằm đứng như in tự trở. Ưu điểm của cách in này chính là cùng số giấy, cùng số kẽm in, nhưng mình có thể in 2 mặt, và số lược in sẽ gấp đôi .

In trở nhíp trong in offset (Hình 8)

In trở nhíp trong in offset (Hình 8)

Còn số lượng in của một bài in trở nhíp là bao nhiêu? In trở nhíp là in 2 mặt, nên đương nhiên số tờ cần in x 2 sẽ là số lược in mà bạn sẽ tính với nhà in .

Vd: Tôi muốn in 5,000 tờ giấy 65 x 43cm , cộng với bù hao (Xem: Hướng dẫn tính giá offset – P2 ) của bài này là 100 tờ . Bạn sẽ có tổng là 5,100 tờ . Với in trở nhíp, bạn sẽ có tổng lược in là : 5,100 x 2 = 10,200 lược in .

 

In AB trong in offset là gì?

In AB là cách gọi của bài in 1 mặt, nhưng in 2 lần, Vì vậy, cùng một số lượng giấy, bạn muốn in phải tốn 2 lần kẽm in, và in 2 mặt . Ưu điểm của cách in này chính là dành cho khổ in lớn, in số lượng nhiều … các bài in thường được sử dụng là : In ruột catalogue, in folder 2 mặt ….

In AB trong in offset (Hình 9)

In AB trong in offset (Hình 9)

Hình 9, bạn sẽ thấy nếu cần in một số lượng tờ nhiều, hoặc in số lượng lớn, thì in AB sẽ là tối ưu nhất .

Còn số lượng in của một bài in AB là bao nhiêu? In AB là in 2 mặt, nhưng in 2 lần của in bài in một mặt nên tổng số lượt in của bài in 1 mặt là chính nó, rồi cộng 2 lần in 1 mặt với nhau. Bạn lưu ý, 4 cách in thì chỉ có in tự trở và in trở nhíp là gần như giống nhau, còn in một mặt và in AB là giá sẽ khác nhau bạn nhé .

Vd: Tôi muốn in 5,000 tờ giấy 65 x 43cm , cộng với bù hao (Xem: Hướng dẫn tính giá offset – P2 ) của bài này là 100 tờ . Bạn sẽ có tổng là 5,100 tờ bằng với 5,100 lượt in . Sau khi tính tổng lượt in thành tiền, bạn sẽ nhân đôi số tiền đó là thành giá của in AB .

 

Lời cuối, mỗi cách in, sẽ tương ứng với một dạng sản phẩm, kích thước, yêu cầu khác nhau, không có cái nào là tốt nhất, hoặc dễ là nhất. Bạn phải nắm rõ các cách in này, cũng như dựa vào cách này để bình file in ấn cho tốt nhất . Giờ mình sẽ dùng chính những kiến thức từ P1, P2, P3 và P4 để so sánh cách in của từng loại, để bạn có thể hình dung nhé .

 

VD : Cần in 5,000 tờ in , bù hao 100 tờ, bài in sẽ là khổ 65 x 43cm – bài in có giá là 560,000đ , in 3,000 +120đ/Tờ rớt, kẽm là 56,000đ/Tấm – bài này sẽ in 4 màu .

 

In một mặt : 5,000 + 100 tờ bùa hao = 5,100 tờ = 5,100 lượt in .

= (5,100 – 3,000) * 120 + 560,000 + 224,000 = 1,036,000đ .

In tự trở : 5,000 + 100 tờ bùa hao = 5,100 tờ x 2 = 10,2000 lượt in .

= (10,200 – 3,000) * 120 + 560,000 + 224,000 = 1,648,000đ .

In trở nhíp : 5,000 + 100 tờ bùa hao = 5,100 tờ x 2 = 10,2000 lượt in .

= (10,200 – 3,000) * 120 + 560,000 + 224,000 = 1,648,000đ .

In AB : 5,000 + 100 tờ bùa hao = 5,100 tờ = 5,100 lượt in .

= (5,100 – 3,000) * 120 + 560,000 + 224,000 = 1,036,000đ .

Với bài AB, bạn sẽ lấy kết quả cuối cùng của bài in 1 mặt x 2 = 1,036,000đ x 2 = 2,072,000đ .

 

CÂU HỎI CHO ADMIN

 

[Rất vui nếu bạn sẽ đặt câu hỏi, để mình có thể trả lời]